Cẩm nang

Nhận chức hay Nhậm chức? Vì sao mọi người thường mắc phải?

Nhận chức hay Nhậm chức? Đáp án đúng là Nhậm chức thể hiện chính thức, nhận một chức vụ, đảm đương trách nhiệm với một công việc nào đó

Một trong những lỗi thường xuyên mà học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay là viết sai chính tả. Khả năng viết của chúng ta dựa vào phán đoán tư duy để chọn từ vựng phù hợp. Nhưng thường vẫn mắc lỗi sai và trở thành phổ biến. “ Nhậm chức” hay “ nhận chức” từ nào mới là đúng chính tả. Hai từ này khá phổ biến trong văn nói cả văn viết, bạn đã biết cách dùng của hai từ này chưa nào.

Nhận chức hay Nhậm chức
Nhận chức hay Nhậm chức

Chúng ta cùng Daugiasieure.vn đi tìm hiểu và làm rõ đâu là từ đúng qua bài viết này nhé.

I. Nhậm chức hay nhận chức, từ nào dùng đúng chính tả

Chúng ta hay dùng từ “ nhận chức” bởi vì quen thuộc và dùng khá là nhiều trong giao tiếp hằng ngày. Còn từ “ nhậm chức” đôi khi chúng ta còn không hiểu nghĩa của nó.

Nghe có vẻ giống nhau nhưng lại rất dễ dùng sai bởi vì trong hai từ nào cũng có nghĩa.

1. Nhậm chức là gì?

Nhậm chức” là động từ thể hiện chính thức, nhận một chức vụ, đảm đương trách nhiệm với một công việc nào đó

Nhậm : là từ gốc Hán Việt có ý nghĩa gánh vác một nhiệm vụ nào đó.

Chức : là chức vụ thể hiện quyền hạn, cấp bậc của người đó đối với một tổ chức hay đoàn thể.

Ví dụ: Ngày mai, lễ nhậm chức của hiệu trường chúng ta sẽ diễn ra ở hội trường..

->  Ý muốn nói khi lễ nhậm chức diễn ra thì hiệu trưởng sẽ phải có trách nhiệm với vị trí đó, có trách nhiệm với sự phó thác của nhà trường.

2. Nhận chức là gì?

Nhận chức được hiểu là nhận lấy chức vụ gì đó, không đòi hỏi trách nhiệm với chức vụ đó. Tuy nhiên từ “nhận” ở đây không mang nghĩa gánh vác trách nhiệm do đó nên đùng “nhận chức” là không đúng.

Nhận : có nghĩa là lấy, lĩnh hội, tiếp đón, nhận lấy điều gì đó

Chức : là chức vụ

Xem thêm:

II. Tại sao có sự nhầm lẫn giữa “nhậm chức” và “nhận chức”

Thứ nhất, khi nói về “ nhậm chức” và “ nhận chức” chúng ta đều nghĩ chúng có cùng một nghĩa. Nghĩa đó là nhận lấy chức vụ và đảm đương trách nhiệm với chức vụ đó. Hiện nay có nhiều người vẫn thường thay thế “nhận chức” cho “ nhậm chức”. Gây sự nhầm lẫn và dùng sai nó.

Thứ hai, trong giao tiếp sử dụng văn nói sai dẫn đến dùng sai chính tả làm cho người nghe cũng hiểu sai. Từ đó mà trở thành lỗi sai phổ biến. Chính vì vậy mà không ít các bài viết trên mạng xã hội dùng sai chính tả, làm chúng ta đọc sai , nhầm lẫn khi dùng từ.

III. Một số ví dụ cụ thể phân biệt từ nhậm chức với nhận chức

Lí do dùng sai hai cụm từ này là do hiểu sai từ “ nhậm” và “nhận”. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu một số từ ghét có hai từ này qua một số ví dụ cụ thể dưới đây:

– Những từ đi chung với từ “ nhậm”: nhậm chức, nhậm thượng, bổ nhậm,…

Ví dụ 1: Sau khi hoàn thành công tác ở tỉnh, bố tôi đã được bổ nhậm lên chức vụ cao hơn.

-> Ý muốn nói là bố tôi được bộ nhiệm lên vị trí cao hơn và đòi hỏi trách nhiệm với chức vụ đó.

Ví dụ 2: Lễ tuyên thệ nhậm chức của chủ tích Nguyễn Xuân Phúc.

->Ý muốn nói đến sau lệ tuyên thệ thì bác Nguyễn Xuân Phúc phải có trách nhiệm với vị trí đó. Và có trách nhiệm với sự phó thác của người dân.

– Những từ đi chung với từ “ nhận”: nhận tiền, nhận lỗi, nhận thưởng, nhận giúp đỡ, nhận người thân, ghi nhận,….

Ví dụ 1: Cô ấy nhận lại người thân của mình sau bao nhiêu năm thất lạc.

Ví dụ 2: Các hộ nghèo được nhận tiền cứu trợ của các mạnh thường quân trong mùa dịch này

-> Đều mang nghĩa lấy được, thu về cái gì đó.

Khi dùng sai hai từ “nhậm chức” và “ nhận chức” có thể gây hiểu sai ý nghĩa muốn truyền đạt và tác hại lớn nhất là biến chúng thành lỗi sai phổ biến.

Ví dụ: Lễ nhận chức của thủ tướng Phạm Minh Chính.

Câu nói gây hiểu lầm sâu sắc vì không nói lên trách nhiệm với chức vụ đó. Không nên dùng trong các trường hợp lễ long trọng như trên.

IV. Kết luận.

Từ ngữ tiếng Việt rất phong phú, vì thế mà bị nhầm lẫn là điều không tránh khỏi. Chúng ta phải tự tìm hiểu để không bị mắc lỗi chính tả. Qua bài viết này bạn đã biết từ nào đúng chính tả và được sử dụng trong hoàn cảnh nào chưa. Hãy theo dỏi Daugiasieure.vn để biết thêm nhiều bài hay nhé. Hy vọng bài viết này có thể chia sẻ những thông tin hữu ích nhất đến các bạn để góp phần làm tiếng việt của chúng ta trở nên giàu đẹp. Chúc bạn thành công.

Trả lời